Cách sạc Pin của Galaxy S !!!

Phương pháp sạc pin điện thoại (pin Lithium-ion) tối ưu.

Cơ bản về việc sạc pin Lithium-ion

Chỉ có một cách duy nhất để sạc pin lithium-ion (sau đây gọi tắt là pin lithium). Cái gọi là "siêu sạc" vốn được coi là có khả năng khôi phục và kéo dài tuổi thọ pin không tồn tại đối với pin Lithium, "bộ sạc nhanh" cũng là một khái niệm không tồn tại. Các công ty sản xuất pin Lithium có những quy định rất nghiêm ngặt liên quan đến quá trình sạc và yêu cầu người sử dụng phải dùng chính xác bộ sạc mà hãng cung cấp

Pin Lithium là một hệ thống sạch, có nghĩa là không có hiệu ứng nhớ như pin Nickel. Lần sạc thứ nhất không khác chút nào so với lần sạc thứ 50 hay 100 cả. Những lời khuyên như "phải sạc 3 lần đầu 8 tiếng liên tục" có thể đúng với những loại pin sử dụng nickel nhưng không có chút ý nghĩa gì đối với pin Lithium


Điện áp dòng nạp

Hầu hết các cục pin Lithium đều sạc để đạt điện áp 4.2 vôn, nếu ta giảm điện áp này xuống còn 4.1 vôn thì dung lượng pin sẽ chỉ còn 90%, nhưng lại kéo dài được tuổi thọ pin. Hiệu suất của quá trình sạc điện là 99.9%, tức chỉ có 0.1% bị chuyển hoá thành nhiệt, điều đó có nghĩa là pin Lithium chỉ bị nóng lên rất ít khi sạc.
Muốn sạc pin, điện áp của cục sạc (dòng nạp) phải lớn hơn một chút điện áp tối đa. Để sạc pin Lithium (thông thuờng có điện áp max là 4.2V) thì dòng nạp phải đạt 5V cộng trừ 0.05V

Thời gian sạc

Quá trình sạc pin diễn ra chủ yếu theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 chiếm 1/3 thời gian nạp, là giai đoạn nâng điện áp cục pin từ min (khoảng 2.5V) lên max (4.2V). Giai đoạn 2 chiếm 2/3 thời gian nạp, là lúc mà điện áp hai đầu pin giữ ở mức ổn định ở mức 4.2V, nhưng cuờng độ dòng nạp bắt đầu giảm dần đến khi còn 3% so với dòng nạp lúc ban đầu. Khi đó mạch bảo vệ sẽ ngắt dòng và cảm biến dung lượng sẽ báo đầy pin.

Thời gian sạc lý tưởng để nâng điện áp trong pin từ mức min lên mức top (4.2V và dòng nạp hạ còn 3%, hay là dung lượng pin từ 0% lên 100%) là 3 giờ, thời gian dài hơn hay ngắn hơn đều ngụ ý là có vấn đề. Việc nâng cường độ dòng sạc lên không làm rút ngắn thời gian sạc nhiều lắm, mặc dù tốc độ đạt điện áp max sẽ nhanh hơn nhưng để dòng nạp hạ xuống 3% thì cần thời gian tương đương.

Một số bộ sạc được quảng cáo là công suất lớn (ví dụ bộ sạc đi kèm máy N**** N8 có dòng 850mA), "có khả năng sạc đầy pin trong 1 tiếng thậm chí nhanh hơn". Trên thực tế, những loại sạc đó đã rút ngắn thời gian bằng cách ăn bớt quá trình giảm dòng nạp, tức là sử dụng dòng nạp lớn (850mA so với mức trung bình là 500mA) để đưa pin về trạng thái điện áp max nhanh hơn bình thường rồi tự điều chỉnh sụt dòng đột ngột xuống 3% để máy tưởng là pin đã được nạp đầy. Điều này không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ pin, nhưng nên biết rằng khi pin mới đạt điện áp tối đa thì dung lượng pin mới chỉ đạt 70%. Thời gian để nạp từ 70% lên 100% (thời gian để điện áp dòng nạp giảm tự nhiên) sẽ mất gấp đôi thời gian nạp từ 0% lên 70%.

Không nên sử dụng bộ kích USB

Trên thị trường có loại hub USB có tác dụng kích điện áp từ mức tiêu chuẩn 5V lên 6V với quảng cáo là "giúp nạp pin nhanh hơn". Trên thực tế không bao giờ có chuyện đó. Pin Lithium phải được nạp ở một mức điện áp cụ thể lớn hơn điện áp tối đa, tức là điện áp hai đầu pin là 4.2V thì dòng nạp phải có điện áp 5V cộng trừ 0.05V. Giảm dòng sẽ khiến dung lượng pin bị giảm do không đủ công suất để nạp đầy pin, trong khi nâng điện áp chỉ gây ra hiện tượng giống như mạ kim loại. Cực âm sẽ biến thành một tác nhân ô xy hoá, gây ra mất ổn định và giải phóng ô xy, kết quả là pin sẽ bị nóng lên và khả năng cháy nổ rất cao.

Chuẩn bị cho lần sạc đầu tiên

Pin Lithium không cần lần sạc đầu tiên phải tiến hành theo một cách cụ thể nào cả. Dung lượng pin đạt 100% ngay từ khi xuất xưởng và pin không có hiệu ứng nhớ. Việc sạc 8 tiếng đồng hồ là hoàn toàn vô ích vì mạch ngắt trong pin sẽ tự động ngắt dòng khi pin đã đầy (sau khoảng 3 tiếng). Khi mới mua, pin thuờng được sạc khoảng 40% bởi vì đó là mức dung lượng tối ưu cho việc bảo quản pin. Do đó trong lần đầu sử dụng, tốt nhất nên cắm sạc ngay khi dung lượng pin nằm dưới mức 40%, khi máy báo pin đầy thì rút ngay và sử dụng bình thường.

Tại sao pin Lithium bị chai?

Pin Lithium không có hiệu ứng nhớ, do đó nguyên nhân duy nhất làm pin bị giảm dung lượng là vì nó bị ô xy hoá trong quá trình sử dụng. Tác động đến quá trình ô xy hoá chủ yếu là yếu tố nhiệt độ và mức pin. Kiểm nghiệm cho thấy nếu pin luôn được giữ ở mức 40% thì sau 1 năm ở nhiệt độ 40 độ C, dung lượng pin bị giảm chỉ 4%, ở nhiệt độ 25 độ C, mức suy giảm là 2%. Tuy nhiên nếu luôn duy trì mức pin 100% thì ở nhiệt độ 40 và 25 độ C, pin sẽ bị giảm mất dung lượng tương ứng là 20% và 35% sau 1 năm.

Cách bảo quản pin tốt nhất

Đương nhiên người sử dụng không thể lúc nào cũng giữ pin ở mức tối ưu 40%, muốn làm điều đó họ phải liên tục cắm sạc khi pin còn 39% và rút ra khi pin được 41%. Do đó, để hạn chế việc pin bị chai, người sử dụng trong điều kiện bình thường có thể lưu ý những điều sau để bảo quản pin được tốt hơn:


  1. Không để pin giảm dung lượng xuống quá thấp, tốt nhất khi thấy pin còn 40% thì sạc ngay
  2. Hạn chế sử dụng bao da và các loại Case bọc máy vì sẽ làm tăng nhiệt độ. Tốt nhất là không dùng bao da hay case gì hết, hoặc nếu có thì nên dùng loại case bằng nhôm.
  3. Mỗi tháng một lần phải full-discharge, tức là để pin hết hẳn rồi nạp đầy. Mục đích là để cảm biến dung lượng pin được reset và hiển thị đúng mức pin.
  4. Chỉ sử dụng các loại sạc có điện áp và dòng chuẩn. Hiện nay khi Micro-USB đã được quy định chính thức là chuẩn sạc pin cho điện thoại di động, ta có thể sử dụng dây USB để nạp pin, nhưng phải dùng các nguồn USB chuẩn để nạp, không sử dụng các loại đầu sạc USB Tàu. Không nạp bằng cổng USB của máy tính trừ khi máy tính không nối với bất kỳ thiết bị nào khác qua cổng USB vì điện áp có thể bị sụt khi cắm nhiều thiết bị USB vào máy cùng một lúc.
St


Để sạc đầy pin mất 3h - VS Pin zin và cuc sạc zin

0 comments:

Post a Comment

Open Panel

Blogroll

counter